Cho thuê trang phục cổ trang TPHCM

Chuyên bán và cho thuê nhật bình, áo tấc,áo ngũ thân, áo dài, hán phục,hanbok, đạo cụ chụp ảnh tại TPHCM

Image Slider

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Áo viên lĩnh là gì?



Viên lĩnh hay đoàn lĩnh là dạng áo cổ tròn, vẫn dùng dải gút để buộc như giao lĩnh. Chưa rõ dạng áo này xuất hiện từ bao giờ, nhưng nó trở nên thịnh hành vào thời Đường.
Tại Việt Nam, viên lĩnh thường được dùng làm bào phục, mặc ngoài áo giao lĩnh lót trong. Áo bào thiết triều của vua quan Việt từ triều Lý đến Nguyễn hầu hết đều là viên lĩnh. Áo quái khoác bởi nhạc công, vũ công cũng thế. Vào triều Nguyễn, một số áo viên lĩnh khoác ngoài được thay bằng thụ lĩnh (áo cổ đứng), song kết cấu vẫn không thay đổi nhiều.
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Áo Giao lĩnh là gì

Giao lĩnh là dạng áo có cổ giao nhau. Đây là loại áo cổ xưa nhất trong văn minh Hoa Hạ, được thấy rất nhiều trên các tượng đời Hán. Cổn Miện – phục sức cao nhất của bậc đế vương, chỉ được dùng trong những dịp tế trời – luôn là dạng giao lĩnh vì tuân theo lệ xưa.

Giao lĩnh hiện diện trong trang phục của cả bốn nước đồng văn phương Đông. Tại Việt Nam trước thời hậu kỳ Lê Trung Hưng, giao lĩnh kế thừa hình dạng thời Hán – Đường – Tống, có cổ rộng hơn và trũng hơn so với giao lĩnh thời Minh, khi mặc thì đường cổ võng hơn. Từ thời Lê Trung Hưng hậu kỳ về sau, giao lĩnh Việt bắt đầu mang một số nét ảnh hưởng từ giao lĩnh Minh: cổ cao hơn, kín hơn, đường cổ thẳng hơn, có đính hộ lĩnh. 
 Ngoài ra, giao lĩnh triều Lê có 6 thân, phần cổ vạt trong chếch xuống với độ dốc tương đương cổ vạt ngoài. Ở giao lĩnh triều Nguyễn, ta thấy độ dốc hai bên cổ không đều nhau: phần cổ vạt ngoài chếch hẳn sang một bên, nhưng phần cổ vạt trong buông thẳng xuống, không chếch như vạt ngoài. Có thể do giao lĩnh triều Nguyễn không buộc gút vạt bên trong, hoặc giao lĩnh triều Nguyễn chỉ có 5 thân (như thụ lĩnh).

Áo Lập lĩnh - Thụ lĩnh

Là dạng áo cổ đứng. Áo cổ đứng lần đầu tiên xuất hiện vào triều Minh, về cơ bản không khác gì viên lĩnh, vẫn dùng dải gút để buộc, chỉ đính thêm cổ đứng. Thời Minh cũng xuất hiện loại thụ lĩnh xẻ giữa và không kéo vạt, cài khuy.

Triều Thanh và triều Nguyễn cùng học hỏi thụ lĩnh từ Minh, nhưng mỗi nơi lại đi theo 1 xu huớng khác nhau do mục đích học hỏi khác nhau. Triều Thanh ở vùng lạnh giá, nên học Minh cốt là để sử dụng cái cổ đứng, vậy nên áo lập lĩnh của Thanh cổ thường dựng rất cao mà đường kéo vạt áo thì biến đổi tùy ý, thường uốn lượn như 1 cách thức trang trí, có khi lại kéo chưa đến nách, có khi lại là loại xẻ giữa. Triều Nguyễn thì cốt chỉ muốn có chút khác biệt với kiểu áo cổ xưa thời Lê, nhưng vẫn muốn bảo lưu nền tảng truyền thống, vậy nên cổ dựng không cao mà luôn thấp, còn lại thì không khác gì áo đoàn lĩnh, đặc biệt vạt luôn kéo hẳn sang bên nách như các loại áo ngũ thân khác.

Ở Việt Nam xưa cũng có kiểu áo cổ đứng xẻ giữa, được một bộ phận dân phu và binh lính xưa dùng, ta gọi là áo khách xẻ giữa.

Trang phục Yếm xưa

Yếm là tên gọi nội y thượng thể của nữ giới thời xưa. Tên gọi này đã có từ triều Nguyễn, nhưng chưa rõ xuất hiện từ bao giờ và các triều đại trước có dùng từ này để chỉ nội y phụ nữ không.
Yếm thời Nguyễn là một mảnh vải hình thoi, ôm kín lấy phần thân trước của các cô gái, hai bên có hai dải lưng, được cuộn mấy vòng quanh eo rồi buộc lại phía trước, thả buông thỏng.
12032576_1033696560028744_126542538_n
Yếm cổ nhạn thời Nguyễn

Yếm xưa có cổ rất cao và ôm rất kín, không để lộ xương cổ và hai bên eo như một số kiểu yếm ngày nay, khi khoác áo vào thì không lộ vai.
12021984_1033699766695090_22671575_n
Phụ nữ Bắc Bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ nhạn
Cổ yếm có 2 loại phổ biến: Cổ nhạn và cổ xây.
Cổ nhạn còn được gọi là cổ xẻ,có dạng chữ V, ở viền còn có khâu nổi 3 gạch như vết chân chim, vừa để yếm không bị bục rách, vừa để trang trí.
Cổ xây là cổ tròn.
chuan-muc-lam-dep-cua-phu-nu-viet-nam-thoi-xua
Phụ nữ Bắc Bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ tròn và khoác thụ lĩnh bên ngoài.
Chưa có nhiều tư liệu để rõ về nội y phụ nữ các thời tiền Nguyễn, nhưng có thể cũng là một dạng áo có cổ tròn như thấy trên các tượng thời Lê.
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Áo tấc là gì?

Áo tấc- loại lễ phục cổ đứng năm thân, tay thụng, mặc bởi cả phái nam và phái nữ thời Nguyễn, giống như áo ngũ thân áo tấc cũng cấu tạo từ 5 thân có 5 cúc. Mọi tầng lớp từ dân đen đến quốc chủ đều có thể mặc trong các dịp trang trọng.



Trang phục nhật bình là gì ?

Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ " thì quy chế thường phục của hậu phi, công chúa nhà Nguyễn năm 1807 là:
- Hoàng hậu:
+) Mũ: 2 chiếc Cửu long kim ước phát, 1 cửu phượng kim ước phát, 8 trâm phượng bằng vàng.
+) Y phục: 1 áo bào Nhật Bình làm bằng sa sợi vàng thêu 20 hình rồng phượng, loan, trĩ, 1 thường may bằng tơ Bát ti trắng thêu rồng phượng.

- Công chúa:
+) Mũ: 1 Thất phượng Kim ước phát, 12 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình may bằng sa sợi đỏ, thêu phượng ổ.

- Cung tần nhị giai:
+) Mũ: 1 chiếc Ngũ phượng Kim ước phát, 10 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu xích đào thêu loan ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.

- Cung tần tam giai:
+) Mũ: 1 chiếc Tam phượng Kim ước phát 8 trâm hoa.
+) Y phục: Áo Nhật bình làm bằng sa màu tím chính sắc thêu phượng ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.

- Cung tần tứ giai:
+) Mũ: 1 chiếc nhất Phượng kim ước, 8 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu tím nhạt, 1 thường bằng tơ Bát ti trắng thêu loan.

Tới năm Thiệu Trị thứ 6 (1846): lại quy định các cấp cung tần nhât và nhị giai đều đội mũ Kim phượng có 3 bác sơn, nhất giai 8 phượng, nhị giai 7 phượng, tam giai búi tóc cài trâm phượng, tứ - ngũ giai 0 cài trâm.


Kiểu dáng cụ thể của các loại mũ Kim phượng và Kim ước phát thì tới nay không thể khảo cứu được.
Tuy nhiên dựa theo tranh vẽ và ảnh chụp vào các thời Đồng Khánh, Khải Định thì các phụ nữ qúy tộc lại đội khăn vàng dây mặc với áo Nhật Bình, điều này cho thấy quy chế trang phụ vẫn được sửa đổi.

Khăn vành dây (Gọi tắt là khăn vành) là khổ vải dài chừng 8 -10 m, rộng khoảng 30 cm, được quấn gấp nếp nhiều vòng quanh đầu có lúc lên tới 20 -30 vòng, sau này loại khăn vành này được sử dụng cả trong dân gian làm lễ phục, tới nay trong một số lễ hội có tính chất phục cổ khăn vành vẫn được dùng.

Hiện vật áo Nhật bình của Hoàng hậu Nam Phương tại Bảo tàng Mũ thuật cung Đình Huế



Nam Phương hoàng hậu mặc áo Nhật bình đội khăn vành trong các sự kiện khác nhau.
Từ Cung Hoàng thái hậu (Mẹ vua Bảo Đại) đội khăn vành dây mặc áo Nhật bình.
Đức bà Nhất Nguyễn Phúc Tốn Tùy, trưởng công chúa của vua Dục Đức.
Tranh vẽ trưởng công chúa đội khăn vành mặc áo Nhật bình.

Áo ngũ thân là gì

ÁO NGŨ THÂN

  •  Chiếc áo ngũ thân cho nam có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Áo có 5 cúc làm bằng kim loại, ngọc, gỗ,... chứ không phải bằng vải như sườn xám Trung Quốc. Áo có 5 thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con (nhỏ nhất, nằm trong) tượng trưng cho mình (người mặc). Tà áo không bó sát người mà rộng, càng xuống càng xòe ra. Tay áo rộng, hẹp tùy ý.
  •  Áo mặc thường màu sắc nhã nhặn, không có diềm cổ, diềm tay áo. Thường được mặc kèm một chiếc áo lót màu trắng để làm nền cho áo ngoài, thể hiện sự sạch sẽ ở bên trong. Thể hiện quan niệm truyền thống đẹp đẽ của người Việt: cái gì đẹp thì nên giấu vào trong. Áo ngũ thân luôn đi kèm với khăn vấn.
  •  Ban đầu, áo ngũ thân vốn được tạo ra để cả nam và nữ cùng mặc. Tuy nhiên theo thời gian, chiếc áo dài nam dần mất. Vì thế khi nhắc đến áo dài người ta nghĩ ngay đến tà áo dài nữ.

Áo ngũ thân là gì
Áo ngũ thân là gì


Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Bán và cho thuê đạo cụ GIÁ RẺ tại TPHCM